Thần Brahma trong đạo Hindu Ấn Độ

Mục Lục

Thần Brahma được gọi là “Đấng sáng tạo” trong Tam vị nhất thể – bộ 3 vị thần quyền lực nhất trong đạo Hindu Ấn Độ, 2 vị thần còn lại là thần Vishnuthần Shiva.

Truyền thuyết về nguồn gốc thần Brahma

Các truyền thuyết và sách cổ tích Ấn Độ cổ đã đưa ra rất nhiều thuyết khác nhau để giải thích lai lịch của thần Brahma.

Một thuyết kể lại rằng thần Brahma ra đời do cuộc phối hợp giữa Đấng tối cao với năng lực của ngài là Maya. Thuyết này có phần ảo tưởng.

Một thuyết khác nói rằng lúc mới khai thiên lập địa, vũ trụ là một quả trứng thần bằng vàng (gọi là kim noãn hay Hoàng kim thai tử Hiranyagabha) treo lơ lửng trong hư không. Sau một năm thần Brahma từ trong quả trứng và làm vỡ tung quả trứng, nửa trên bằng vàng hóa thành trời, nửa dưới bằng bạc hóa thành đất, khoảng giữa là không trung, lòng trắng tạo thành núi non, sương mù và mây, tia máu thành các sông ngòi, chất lỏng thành biển cả. Ở chính giữa có quả núi trụ trời cao vút, đó là núi Meru. Vũ trụ này được hình thành như thế.

Thuyết thứ ba có phần phổ biến hơn cho rằng thần Brahma được sinh ra từ một đóa sen mọc từ rốn của thần Vishnu. Khi vũ trụ mới hình thành là một biển nước mênh mông. Thần Vishnu có hình người nằm ngủ trên mình con rắn dài vô tận cuộn khúc nổi trên mặt nước. Từ rốn của Vishnu, mọc lên một đóa sen và nở ra thần Brahma sáng tạo nên muôn loài. Hình ảnh này tượng trưng ý nghĩa tái sinh do những mầm mống của tiền kiếp được bảo tồn trong Vishnu. Và cũng từ điển tích này, thần Brahma còn có tên là Nabhija (tự rốn sinh ra), hoặc Abjaja (tự bông sen sinh ra).

Một thần thoại khác nói rằng vào lúc khởi nguyên, vũ trụ chìm trong bóng tối. Một hạt giống bồng bềnh trên mặt biển vũ trụ đã tạo nên một cái trứng đẹp đẽ, sáng ngời. Sau khi nằm trong trứng một năm, thần mới phân quả trứng ra làm đôi, một nửa trên là trời, một nửa dưới là đất và khoảng giữa là không trung. Cái trứng cuối cùng để lộ ra thần Brahma, vị thần này tự tách mình ra làm hai người, một nam một nữ. Sau đó, hai thực thể này tạo ta toàn bộ thần còn lại của thế gian.

Một lời kể khác về truyện thần thoại này nói rằng thần Brahma đã từ quả trứng mà ra dưới dạng một thực thể nguyên thủy mang tên là Purusha. Thực thể này có 1000 chân, 1000 tay, 1000 mắt, 1000 mặt và 1000 đầu. Để cho vũ trụ xuất hiện, thần đã tự lấy thân mình làm vật hiến tế. Từ cửa miệng ngài sinh ra loài người và thần linh, từ hố nách sinh ra bốn mùa, từ chân sinh ra đất và từ mắt ngài sinh ra mặt trời.

Có thể nói trí tưởng tượng siêu hình, sự hòa hợp giữa con người, thiên nhiên và vũ trụ của người Ấn Độ đã xây dựng nên hình thượng của một vị thần sáng tạo ra vũ trụ. Nó vừa thể hiện mong ước tâm linh cũng như trí tuệ của con người trước vũ trụ bao la.

Hiện thân của thần Brahma

Thần Brahma trong đạo Hindu Ấn Độ

Thần Brahma thường được miêu tả thân hình có màu da đỏ hồng tượng trưng cho nguyên lý sáng tạo trong thiên nhiên. Ngài có bốn đầu, bốn gương mặt trong đó có một mặt bị khuất biểu thị ý nghĩa quán triệt khắp vũ trụ của bốn bộ kinh Veda, và bốn cánh tay với mỗi tay cầm quyển kinh Veđa, cầm bông hoa sen, cầm chùy, bắt ấn. Cũng có khi thần Brahma nắm bốn pho Veda ở bốn tay hoặc chỉ cầm ở tay thứ nhất, tay thứ hai cầm trượng, tay thứ ba cầm cây cung và tay thứ tư cầm một bình nước. Ngoài ra, thần Brahma còn được miêu tả với râu màu trắng, thể hiện sự tốn tại vĩnh cửu của ông.

Không giống như nhiều vị thần Hindu khác, thần Brahma không mang bất kì vũ khí nào trong tay. Một tay ông cầm vương trượng. Tay còn lại ông cầm quyển sách. Brahma cũng cầm một chuỗi tràng hạt được gọi là ‘akṣamala’ (nghĩa là “tràng hạt của những con mắt”), đây là vật được ông dùng để tính thời gian của vũ trụ. Tay còn lại của ông cầm kinh Vedas.

Trên đầu thần Brahma có vòng hoa như chiêc vương miện; khi thì cưỡi con thiên nga Hamsa (tượng trưng cho tri thức) – đây là vật cưỡi của thần, khi thì ngồi trên một bông sen mọc từ rốn của Vishnu, khi thì nằm trên mình con rắn Naga nổi bồng bềnh trên đại dương nguyên thủy. Các vật biểu trưng khác của thần Brahma cũng có khi gồm một chai đựng nước sông Hằng và một vòng hoa hồng.

Ý nghĩa các biểu tượng trong hiện thân của thần Brahma

  • Bốn gương mặt tượng trưng cho bốn phần của kinh Vedda (Ṛig, Sāma, Yajur and Atharva).
  • Bốn cánh tay diện cho bốn hướng: đông, tây, nam, bắc
  • Bàn tay phải phía sau biểu thị cho tâm trí,
  • Bàn tay trái phía sau biểu thị cho trí tuệ
  • Tay phải phía trước là bản ngã
  • Bàn tay trái phía trước là sự tự trọng
  • Chuỗi tràng hạt biểu tượng cho vật chất trong quá trình sáng tạo nên vũ trụ
  • Kinh sách biểu tượng cho sự thông tuệ
  • Vàng biểu tượng cho sự tích cực
  • Thiên nga là biểu tượng của ân điển và sự sáng suốt, đây là phương tiện di chuyển của thần Brahma
  • Vương miện biểu hiện quyền lực tối cao của thần
  • Hoa sen biểu tượng cho tự nhiên và các sinh thể sống trong toàn vũ trụ
  • Râu biểu tượng cho sự khôn ngoan và sự sáng tạo vĩnh cửu

Vai trò của thần Brahma trong đạo Hindu Ấn Độ

Thần Brahma trong đạo Hindu Ấn Độ

Thần Brahma biểu thị cho sự sáng tạo, được gọi là “Đấng sáng tạo”. Thần Brahma đã tạo ra tất cả mọi yếu tố vật chất của vũ trụ và các khái niệm giúp cho loài người hiểu được các yếu tố đó.

Trong ý nghĩa triết học, thần Brahma biểu thị khuynh hướng vận động điều hòa, tạo nên thế quân bình giữa hai khuynh hướng qui tâm và ly tâm , giữa bảo tồn và hủy diệt mà thần Vishnu và Shiva là biểu hiện. Chính sự tạo ra thế quân bình ấy mới thực sự là nguyên lý sáng tạo, vì vậy thần Brahma biểu thị cho sự sáng tạo.

Vai trò của thần Brahma có vẻ quan trọng nhất, nhưng địa vị của Ngài lại thấp nhất trong Tam vị nhất thể vì lý do sau:

  • Ở phương diện đạo đức, thần Brahma đã phạm tội dối trá và loạn luân. Thần thoại đã kể do sự phối hợp của Brahma và Ushas (Rạng Đông) mà sinh ra Manu, tổ của loài người và muôn vật. Ushas chính là con gái của thần.
  • Đứng về phương diện triết lý mà suy thì vì có sự sáng tạo của thần mà con người phải đắm chìm trong bể khổ, trong vòng thiện, ác xung đột và bị tách rời khỏi chân lý và hạnh phúc tuyệt đối. Như vậy sáng tạo không hẳn là một hành động đầy ân phước mà chính là một hành động đọa đày, nếu không bị chống đối thì cũng chẳng đáng được sùng bái nhiệt thành.

So với các vị thần khác trong Tam vị nhất thể, hình tượng thần Brahma không được phổ biến bằng thần Shivathần Vishnu. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thấy thần Brahma được thể hiện trong lĩnh vực nghệ thuật như kiến trúc, hội hoạ, khiêu vũ, âm nhạc và kịch nghệ. Thông qua nghệ thuật, con người muốn ca ngợi Đấng Thiêng Liêng, mở rộng tầm ảnh hưởng của hào quang vinh hiển của Thiêng Liêng nơi trần thế.

Bằng sự sáng tạo và trí tuệ của người Ấn Độ, hình tượng vị thần Brahma được tạo nên qua hàng nghìn năm vẫn còn tồn tại, nghiên cứu và thờ phụng. Nguồn gốc của trí tuệ tôn giáo và tâm linh của người Hindu giáo bắt nguồn từ việc giải thích nguồn gốc vũ trụ qua tôn giáo và tâm linh của người Ấn Độ cổ đại.

Pencil