Mục Lục
Thần Shiva được gọi là “Đấng hủy diệt” trong Tam vị nhất thể – bộ 3 vị thần quyền lực nhất trong đạo Hindu Ấn Độ. Thần Shiva được thờ cúng rất nhiều ở Ấn Độ được xem là một trong những vị thần quan trọng nhất của Ấn Độ.
Truyền thuyết về thần Shiva
Thần Shiva là một trong các vị thần chính của Hindu giáo. Thần Shiva được cho là xuất thân từ Rudra, một vị thần nhỏ được thấy trong Rig Veda (tập hợp thánh ca xưa của người Aryan có niên đại từ năm 1500 đến 900 trước CN). Tầm vóc của vị thần này đã lớn dần lên sau khi hấp thụ một số tinh chất của một vị thần phì nhiêu thời thần Shiva Độ cổ đại với tên gọi là “tiền Shiva”. Những con dấu in hình thần Shiva có thể được tìm thấy từ thời văn minh Harappa. Các hiện thân của thần Shiva, ngồi trong tư thế một Yogi và có liên quan với súc vật, cây cối, được cho là do ảnh hưởng của nền văn hóa sông Ấn vốn có niên đại từ trước năm 1500 trước CN.
Truyền thuyết kể rằng, một hôm thần Brahma trông thấy thần Vishnu đang nằm trên một chiếc lá sen trên mặt nước nguyên thủy, thần Brahma hỏi danh tính thì thần Vishnu bèn xưng danh và kêu Brahma bằng con. Thần Brahma tức giận và tuyên bố rằng mình chính là đấng sáng tạo và hủy diệt vũ trụ. Thần Vishnu bát bỏ lời của Brahma và cương quyết cho mình mới là đấng sáng tạo, bảo tồn và hủy diệt vũ trụ. Hai bên đang cãi cọ tranh giành ngôi thứ, thì bỗng hiện ra một cột lửa cao ngất tưởng. Hai vị thần bèn ngừng cuộc tranh luận và đồng ý chia nhau đi tìm đầu và cuối của cột lửa. Thần Vishnu đi xuống dưới gốc và thần Brahma đi lên phía ngọn. Sau một thời gian thám hiểm rất lâu, cả hai đều không đạt được mục đích và phải trở về nơi gặp gỡ ban đầu. Vừa khi đó không gian bỗng vang lên âm thanh linh thiêng và thần Shiva xuất hiện giữa cột lửa khiến cả Brahma và Vishnu đều cảm thấy hân hoan. Khi ấy thần Shiva bèn nói cho hai thần biết rằng không có ai hơn, ai kém, mà chỉ là ba tác dụng khác nhau của cùng một bản thể, từ đó xuất hiện bộ 3 vị thần quyền lực gọi là Tam vị nhất thể.
Đời sống gia đình của thần Shiva
Thần Shiva có 2 đời vợ nhưng là cùng 1 người trải qua 2 kiếp
- Kiếp thứ nhất, nàng tên là Sati, con gái của Daksha là một trong 8 vị thần sáng tạo cho Brahma tạo ra. Daksha vốn không thích thần Shiva nên đã đuổi con gái Sati ra khỏi địa phận của mình khi nàng quyết định chọn Shiva làm chồng. Trong một lần Sati về nhà vào dịp lễ mừng thần Vishnu, Daksha đã không tiếc lời nhục mạ nàng, Sati đã thoát hồn để trả thân xác cho cha. Sau đó thần Shiva vô cùng tức giận đã xuống tay giết Daksha.
- Trong kiếp thứ 2, Sati tái sinh làm con gái của thần núi mang tên Uma Himavutee thường được gọi là Parvati (Sơn nữ), sau nhiều lần thử thách về đức tính thì thần Shiva đã lấy Parvati làm vợ.
Con trai lớn của thần Shiva và Parvati là Kartikeya có công diệt được quỷ Taraka đem lại bình yên cho thế giới thần linh và được thờ làm thần chiến tranh.
Con trai thứ 2 của thần Shiva và Parvati là Ganesha mình người đầu voi được tín đồ Ấn Độ giáo tôn làm phúc thần ban phát hạnh phúc, thịnh vượng cho nhân loại.
Hình tượng thần Shiva
Thần Shiva được mô tả có nước da trắng thể hiện bản chất thuần túy của tất cả màu sắc, với bốn cánh tay và một con mắt thứ ba ở giữa trán, đây là con mắt nội quán tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng và ngọn lửa thế gian, có thể nhìn thấu quá khứ, hiện tại và tương lai. Mái tóc rối của Shiva tượng trưng cho thần gió và cũng tượng trưng cho sức mạnh vì sông Ganga linh thiêng khi nhận lời cầu xin của một đạo sĩ thấu thị xuống trần, thần iva đã xõa tóc cho dòng nước xuôi theo và đổ xuống nhẹ nhàng, nếu không thì thế gian đã rung chuyển và xụp đổ tan tành.Thần thường đeo một con rắn trên cổ làm chiếc vòng, một con nữa ở ngang hông và nhiều con quấn quanh cánh tay. Vũ khí của thần là một cây đinh ba (Trishula) và chiếc trống lắc (damaru). Và vật cưỡi của thần Shiva là con bò mộng Nandi.
Trong các ảnh tượng, thần Shiva thường được thể hiện trong trạng thái thiền định sâu hoặc đang múa điệu Tandava trên Maya. Phổ biến là hình ảnh thần Shiva đang múa điệu Tandava, biểu hiện sự vận hành của vũ trụ với 4 tay: tay cầm trống, tay cầm lửa, tay hướng lên trời, tay xuống hướng xuống đất và dẫm lên người lùn. Thần Shiva hiện thân là Đấng toàn năng gieo rắc chiến tranh, bão tố và phá hủy, đồng thời mang tới cho trần gian may mắn, hạnh phúc và hoan lạc.
Thờ thần Shiva trong đạo Hindu Ấn Độ
Thần Shiva thường được thờ cúng dưới hình thức Shiva linga. Phần dưới hình vuông, tượng trưng cho thần Brahma; phần giữa hình bát giác, tượng trưng cho thần Vishnu; phần trên hình tròn, tượng trưng cho thần Shiva. Như vậy, tự thân Shiva vừa là mình, vừa là bao hàm cái khác. Do đó, trong ý nghĩa của sáng tạo, thần Shiva được coi là Đấng toàn năng lưỡng tính hay một hữu thể trung tính tự phân thân thành âm – dương. Âm dương giao hòa thì vũ trụ được tạo dựng, muôn vật hóa sinh. Các tín đồ của Shiva gọi là lingayata được phân biệt nhờ các linga thu nhỏ họ đeo trên cơ thể trong suốt cuộc đời. Nó được giữ trong hộp bạc đeo quanh cổ và được tin là có tác dụng như lá bùa bảo vệ hóa giải những điều xấu xa.
Pencil